Trăm dâu đổ đầu... hành khách!

Trong thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh giảm sâu, hiện mức giá xăng dầu tương ứng với cách đây cả chục năm. Thế nhưng, nghịch lý trong suốt một thời gian dài vừa qua DN, hộ cá thể kinh doanh hoạt động vận tải không được điều chỉnh giá cước vận tải giảm tương ứng. Chính điều này, gây bức xúc cho các DN sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và dư luận xã hội.
Trăm dâu đổ đầu... hành khách! Phân trần chuyện giá cước
Trăm dâu đổ đầu... hành khách! Xây dựng phương án giá cước vận tải phù hợp với biến động giảm giá nhiên liệu
Trăm dâu đổ đầu... hành khách! Giá xăng dầu và cước vận tải có thuận chiều?

Vận tải tuyến có giảm

Theo ông Lê Viết Hoàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và Quản lý bến xe Đà Nẵng, xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân, nên luôn được người tiêu dùng quan tâm. Mỗi lần điều chỉnh giá mặt hàng này, ít nhiều tác động trực tiếp đến nhiều mặt hàng khác như từ giá dịch vụ vận tải, hàng tiêu dùng đến các mặt hàng công nghiệp như xi măng, sắt thép…

Trong lần điều chỉnh lần này trúng vào dịp tết nên có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện cho các DN vận tải giảm chi phí, giảm giá cước vận chuyển. Đặc biệt, do nhu cầu đi lại lớn trong dịp tết nên đây là lần giảm quan trọng giúp người tiêu dùng giảm các chi phí khác.

Trăm dâu đổ đầu... hành khách!
Ảnh minh họa

Riêng DN, nhà xe hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách đi và đến Bến xe Trung tâm TP. Đà Nẵng thực hiện khá tốt việc giảm giá cước đi lại cho hành khách. Có được kết quả đó, chính nhờ sự phối hợp giữa DN, Sở Giao thông – Vận tải TP. Đà Nẵng, chính quyền địa phương với các DN thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách trong việc kiên quyết không tăng giá vé trong dịp tết.

Ông Hoàng cho hay, hiện các nhà xe giảm giá vé từ 5-10% so với trước tết, tùy theo tuyến. Thực tế cho thấy, đa số các nhà xe có tuyến cố định ít nhiều đã thực hiện việc giảm giá cước cho hành khách. Đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN chây ì trong việc giảm giá cước; thậm chí lợi dụng dịp tết hành khách đi lại nhiều một số nhà xe bỏ bến để tiện việc nâng giá cước, tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.

Vì sao taxi không giảm giá cước?

Đối với hoạt động vận tải taxi, theo khảo sát tại thị trường Đà Nẵng, từ cuối tháng 1/2016 đến nay đa số DN kinh doanh vận tải taxi trên địa bàn không thực hiện việc giảm giá cước vận chuyển.

Ông Trần Anh Khoa (Đà Nẵng) cho hay, trước tết tôi đi taxi Tiên Sa giá 12.200 đồng/km đối với dòng xe KIA Morning 4 chỗ, thì hiện tại hãng taxi này vẫn tính giá như vậy, có thấy giảm gì đâu. Ông Khoa bức xúc, mặt dù giá xăng dầu liên tục giảm khá sâu, tương đương với giá xăng dầu cách đây 7-8 năm song việc kinh doanh dịch vụ vận tải taxi lại không giảm giá cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, tại thời điểm cách đây 7-8 năm thì giá vận tải taxi lúc đó chỉ có trên 6.500 đồng/km. Đây là sự thiếu công bằng, không minh bạch trong việc quản lý giá theo cơ chế thị trường, do đó các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ để đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm giá xăng dầu.

Để tìm hiểu về việc giảm giá cước taxi khi giá xăng dầu liên tục giảm, phóng viên liên hệ với ông Lê Vinh Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vận tải & Dịch vụ Phú Hoàng– Taxi Tiên Sa, song không hiểu vì nguyên nhân gì ông Quang từ chối trả lời.

Một số DN khác thì cho rằng, DN kinh doanh vận tải taxi phải chịu nhiều loại phí như: phí đường, phí đăng kiểm, khi điều chỉnh giá phải làm thủ tục đăng ký cài đặt đồng hồ… nên ngoài lý do thủ tục rườm rà thì trong tính toán thấy chưa thể giảm giá cước...

Để trả lại sự công bằng cho người tiêu dùng, các chuyên gia cho rằng, cần làm rõ DN nào làm ăn tích cực, DN nào cố tình chây ì không giảm giá cước. Chính quyền địa phương phải có sự vào cuộc trong việc điều chỉnh giá cước vận tải để hỗ trợ DN sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người tiêu dùng.

Về mặt chính sách, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông – Vận tải nên điều tiết việc kê khai giá cước của DN bằng chế tài tài chính chứ không nên bằng mệnh lệnh hành chính.

Riêng tại TP. Đà Nẵng chính quyền thành phố cần chỉ đạo các ngành như Sở Giao thông – vận tải, Sở Tài chính, cơ quan quản lý thị trường cần có sự phối hợp vào cuộc để thực hiện nghiêm việc chỉ đạo của Bộ Giao thông – Vận tải về việc chỉ đạo các DN kinh doanh vận tải điều chỉnh giảm giá cước theo cơ chế thị trường.

Có thể nói, giá cước vận tải là vận hành theo cơ chế thị trường, dựa trên cơ chế cạnh tranh lành mạnh và có sự điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, các DN kinh doanh vận tải taxi cần công khai, minh bạch việc điều chỉnh giá cước để tăng năng lực cạnh tranh, đừng vì cái lợi trước mắt, các DN bắt tay nhau hưởng lợi trên lưng người tiêu dùng.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tram-dau-do-dau-hanh-khach-45441.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.