![]() |
Ảnh minh họa |
Theo số liệu mới được tổng hợp bởi Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển tại Geneva (hay còn gọi là UNCTAD), dòng tiền FDI từ các nền kinh tế mới nổi đạt mức kỷ lục 484 tỷ USD trong năm 2014 (tăng 30% so với cùng kỳ).
Số liệu trên cho thấy một trong những xu hướng phát triển lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Khi các công ty đa quốc gia đã có mục tiêu mong muốn đầu tư và gặt hái lợi nhuận từ sự phát triển nhanh chóng của họ, thì các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ và châu Âu trong lĩnh vực nguồn vốn đầu tư.
Hiện tượng tăng đột biến này hầu hết được bắt nguồn từ các nhà đầu tư châu Á, trong đó đầu tư ra nước ngoài của châu lục này năm 2014 chiếm 440 tỷ USD, vượt qua Bắc Mỹ và châu Âu vốn là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Trong số đó, một phần lớn là do quá trình chuyển đổi mục tiêu đầu tư của các công ty Trung Quốc. Trong năm 2014, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông có 266 tỷ USD trong đầu tư ra nước ngoài, và đưa Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ trong các bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm tại Trung Quốc cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy các công ty Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại nước ngoài. Hoàn cảnh này cũng giống với xu hướng của các nền kinh tế mới nổi khác như Nga. Bất chấp các lệnh trừng phạt cũng như cuộc khủng hoảng tại Ukraine, các công ty Nga đã đầu tư 56 tỷ USD ra nước ngoài trong năm 2014, bằng với con số của Pháp. Thực tế này phản ánh sự thay đổi đáng ghi nhận về vị thế của Trung Quốc trên thế giới. So với một thập kỷ trước, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đại lục đã nhiều gấp 18 lần so với đầu tư ra bên ngoài, ông Zhan cho biết, lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài đã vượt qua đầu tư vào Trung Quốc.
Đầu tư của các công ty đa quốc gia tại các nền kinh tế phát triển như EU, Mỹ và Nhật Bản trong năm trước giữ trạng thái cân bằng với con số 792 tỷ USD. Trong khi đó chỉ có sự tăng nhẹ trong đầu tư của các công ty châu Âu và Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật giảm 16% trong năm 2014, theo số liệu UN.
Thành phần của các khoản đầu tư trong năm 2014 cũng đã có sự thay đổi. Hơn một nửa các khoản đầu tư được thực hiện vào năm 2014 của các công ty từ các nền kinh tế phát triển là vào chứng khoán, các dự án mới hoặc mua lại. Tuy nhiên, theo số liệu của UN, đến 80% luồng vốn FDI từ các các công ty đặt tại các quốc gia phát triển là ở dưới hình thức thu nhập tái đầu tư.
Một khảo sát của công ty tư vấn McKinsey được phát hành vào tháng tới cùng với báo cáo toàn cầu của UNCTAD cho thấy đang có sự gia tăng niềm tin của các công ty, thậm chí tại những công ty của các quốc gia phát triển.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/cac-nen-kinh-te-moi-noi-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-tang-manh-34481.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.