Thuế phòng vệ thương mại tạo sức bật cạnh tranh Thuế phòng vệ đe dọa ngành gỗ Việt |
Trước tình hình này, trong các năm 2018-2019, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) đã hỗ trợ các doanh nghiệp ngành thép khởi kiện nhiều vụ chống bán phá giá và áp thuế phòng vệ. Kết quả là từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp thép trong nước đã cải thiện doanh thu và lấy lại lợi thế cạnh tranh, giúp duy trì vị thế top 12 thế giới về sản xuất thép.
Tương tự, đối với ngành mía đường, ông Trần Vĩnh Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trước năm 2020, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều không còn sức cạnh tranh với đường giá rẻ nhập khẩu từ Thái Lan.
Tuy nhiên, từ tháng 6/2021, sau khi điều tra, Bộ Công Thương đã chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng đường từ Thái Lan. Việc này lập tức khiến ngành mía đường nội địa khởi sắc. Từ năm 2023-2024, diện tích trồng mía tăng mạnh, đạt 174.842 ha, trong khi sản lượng đường nội địa cũng tăng từ 862.796 tấn năm 2021 lên gần 1,4 triệu tấn năm 2024.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi mạnh sau khi thành công ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại từ thị trường nhập khẩu |
Các thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, đến cuối tháng 9 vừa qua, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra phòng vệ thương mại và đang áp dụng 22 biện pháp đánh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Các doanh nghiệp tham gia vào các vụ kiện chống bán phá giá hiện nay đều có doanh thu hàng năm khá lớn (ước tổng doanh thu của nhóm này khoảng 475.000 tỷ đồng). “Việc đánh các loại thuế phòng vệ thương mại thời gian qua cũng đã tăng thu cho ngân sách từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng”, ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại cho hay.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, đối với các ngành hàng xuất khẩu, việc xử lý thỏa đáng các vụ điều tra phòng vệ thương mại thời gian qua đã giúp các doanh nghiệp tận dụng và giữ vững những kết quả do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Thời gian qua, Việt Nam đã thành công ứng phó để chấm dứt gần 50% số vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.
GS. Claudio Dordi, Giám đốc Dự án thương mại số, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) cho rằng, việc ứng phó với các vụ kiện thương mại của Việt Nam hiện đã tích cực hơn trước khá nhiều. Kết quả là nhiều vụ việc, sau khi các doanh nghiệp Việt Nam và Bộ Công Thương tích cực tham gia phối hợp điều tra, đã được hưởng mức thuế bằng 0 hoặc thấp hơn nhiều so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác cùng bị điều tra.
Tuy nhiên, để phản ứng hiệu quả và kịp thời hơn nữa đối với các vụ việc phòng vệ thương mại, ông Claudio Dordi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên tích cực tham gia ngoại giao song phương để đàm phán về mức thuế thấp hơn. Cùng với đó, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn lực và quy trình để tham gia các vụ kiện. Đối với các ngành dễ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống bán phá giá như dệt may, thủy sản và thép, cần khuyến khích nâng cao tiêu chuẩn ngành và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Riêng đối với các doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng về mặt lâu dài cần tiến tới chuyên nghiệp hóa quy trình ứng phó với các vụ phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu, để có thể phản ứng nhanh chóng và kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài chính. Việc này đòi hỏi đảm bảo minh bạch cấu trúc hồ sơ và chi phí sản xuất kinh doanh; tích cực hợp tác trong quá trình điều tra; tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường quốc tế để khi cần thiết có thể chọn quốc gia thay thế phù hợp, theo hướng có lợi khi bị các nước khác khởi kiện. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc việc chuyển đổi sản phẩm sang các mặt hàng có giá trị gia tăng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và vận dụng triệt để các hệ thống cảnh báo sớm để đo lường, giảm tránh rủi ro bị áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/thue-phong-ve-cuu-cho-nhieu-nganh-hang-156911.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.