Theo đó, TP.HCM sẽ tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề sản xuất: bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi); đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi); sản xuất mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi); se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh); sản xuất muối (huyện cần Giờ); chế biến khô thuỷ sản (huyện Cần Giờ).
![]() |
Làm bánh tráng là một trong những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cần phát triển ở TP.HCM |
Báo cáo Bộ Công Thương về tình hình phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, ngày 12/7, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị nâng mức hỗ trợ do mức hỗ trợ đào tạo cho lao động theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg 28-09-2015 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, mức hỗ trợ còn thấp do quyết định này được ban hành từ năm 2015 nên so với thời điểm hiện tại không còn phù hợp; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại còn thấp nên chưa thu hút được người học. Đối với đối tượng hỗ trợ học nghề, ngành công thượng TP.HCM đề xuất xem xét hỗ trợ đối với tất cả các đối tượng kể cả thường trú và tạm trú có sản xuất nông nghiệp tại địa phương, có đăng ký cư trú hợp pháp đều được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động. Qua đó, Sở Công thương TP.HCM đề xuất Bộ Công Thương xây dựng chương trình khảo sát cụ thể về lĩnh vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cả nước.
Về giải pháp phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc cho biết ngành công thương sẽ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó có các làng nghề, theo Chương trình khuyến công TP.HCM giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nhân công, xây dựng lực lượng lao động có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới; đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
“Ngành công thương TP.HCM sẽ góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%; tăng thu nhập của cư dân; đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động trong làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Song song đó, đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp; Phát triển quản lý chuỗi cung ứng theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm”, bà Ngọc cho biết.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tphcm-nhieu-giai-phap-ho-tro-phat-trien-lang-nghe-tieu-thu-cong-nghiep-141708.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.