Hà Nội: Đề xuất giải pháp tháo ‘điểm nghẽn’ trong điều hành giải ngân vốn đầu tư công |
![]() |
Ảnh minh họa |
Tính đến nay tỷ lệ giải ngân của thành phố cao hơn mức trung bình của cả nước và xếp thứ 16/114 các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Một số dự án có khả năng hoàn thành sớm công tác giải ngân. Trong đó điển hình như, dự án kè chống sạt lở bờ sông Diên Hồng, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương...
Trước đó, nắm bắt được “nút thắt” của việc làm chậm tiến độ giải ngân vốn chính là công tác giải phóng mặt bằng nên ngay từ đầu năm 2023, địa phương đã chú trọng và tập trung giải quyết theo đúng quy định, bảo đảm đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của Nhà nước và người dân.
UBND tỉnh cũng yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư để đảm bảo khởi công các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, tại các dự án trọng điểm của địa phương như, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu Thuận An, dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, dự án Đường Vành đai 3…
Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn yêu cầu chủ đầu tư làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi và khả năng triển khai thực hiện dự án.
Tại địa phương, việc áp dụng phần mềm quản lý đầu tư công bước đầu mang lại nhiều tác động tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho công tác phối hợp trong quản lý điều hành. Đây là công cụ cho các chủ đầu tư kịp thời cập nhật tình hình thực hiện dự án, tiến độ giải ngân; báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai để kịp thời tháo gỡ, xử lý. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng yêu cầu các sở, ngành chuyên môn tiếp tục đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt dự án, đảm bảo rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện tối đa giải quyết thủ tục cho các chủ đầu tư và tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.
Đến nay, Thừa Thiên - Huế vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của 4 tổ công tác do chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, giám đốc các sở là thành viên để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần, làm việc với chủ đầu tư và tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để rà soát, đôn đốc, phát hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh của từng dự án…
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025; đầu tư công có vai trò lớn trong việc góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, ông Phương cho biết thêm, thời gian tới, lãnh đạo tỉnh sẽ đích thân đi từng chuyên đề, từng dự án một để kiểm tra, tác nghiệp cụ thể để có phương án xử lý đối với những dự án chậm tiến độ, dự án gặp khó khăn.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/thua-thien-hue-go-nut-that-trong-dau-tu-cong-140592.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.