Tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm tháng thứ 12 liên tiếp

Tiền lương thực tế của người lao động Nhật Bản tiếp tục giảm trong tháng Ba, vấn đề vốn đang được cả Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Thủ tướng Fumio Kishida theo dõi chặt chẽ.
tien luong thuc te tai nhat ban giam thang thu 12 lien tiep CPI của Nhật Bản vẫn ở mức cao trong tháng 3

Bộ Lao động Nhật Bản cho biết thu nhập thực tế hàng tháng của người lao động trong tháng Ba đã giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận tháng giảm thứ 12 liên tiếp. Các nhà kinh tế đã dự báo mức giảm 2,4%.

Trong khi đó, thu nhập danh nghĩa tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước trong tháng Ba, đạt 291.081 yên (2.150 USD), thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích và khác xa so với mức tăng 3% mà các nhà hoạch định chính sách cho là cần thiết để hỗ trợ lạm phát.

tien luong thuc te tai nhat ban giam thang thu 12 lien tiep

Kết quả yếu kém về tiền lương như trên củng cố lập luận của tân Thống đốc BOJ Kazuo Ueda về sự cần thiết duy trì chính sách nới lỏng hiện nay. Tiền lương thực tế giảm cũng cho thấy khả năng chi tiêu của người dân giảm, dẫn tới đồn đoán rằng Thủ tướng Kishida đang cân nhắc khả năng tổ chức bầu cử sớm.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tăng tiền lương trong điều hành chính sách của ngân hàng trung ương, BOJ đã bổ sung một số nội dung trong hướng dẫn chính sách của mình tại cuộc họp tháng 4 - cuộc họp đầu tiên của ông Ueda.

Thống đốc nói trước quốc hội hôm thứ Ba rằng ông đang theo dõi chặt chẽ tình hình trả lương để xem xét mức độ bền vững của việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Nhật Bản cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm tươi sống và nhiên liệu, đã tăng 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 3. Trong khi đó, CPI toàn phần tăng 3,3% so với cùng kỳ trong tháng 3, thấp hơn một chút so với mức 3,2% của tháng trước đó.

“BOJ sẽ không thay đổi chính sách của mình cho đến khi đạt được mục tiêu giá cả”, nhà kinh tế học Yuichi Kodama tại Viện nghiên cứu Meiji Yasuda nói. “Khả năng đạt được mục tiêu đang tăng lên, nhưng vẫn còn một khoảng cách. Tôi không mong đợi một sự thay đổi chính sách lớn như loại bỏ kiểm soát đường cong lợi suất trong năm nay”.

“Dữ liệu tiền lương tháng 4 sẽ cung cấp thông tin quan trọng về mức độ tăng lương đã được thương lượng trong các cuộc đàm phán về tiền lương mùa xuân hàng năm ảnh hưởng thế nào đến thu nhập hộ gia đình”, nhà kinh tế học Taro Kimura nói.

Tuy nhiên, BOJ vẫn đang tỏ ra tương đối lạc quan về triển vọng tăng lương trong năm tài chính này. Trong báo cáo hàng quý gần đây nhất, ngân hàng cho biết kết quả của các cuộc đàm phán về tiền lương cho đến nay cho thấy những lợi ích đáng kể ở cả doanh nghiệp nhỏ và lớn cũng như người lao động bán thời gian, trích dẫn số liệu từ liên đoàn lao động Nhật Bản Rengo.

Ueda cho biết ông kỳ vọng tăng trưởng tiền lương sẽ tăng theo xu hướng, được hỗ trợ bởi thị trường lao động thắt chặt và dữ liệu lạm phát cao trên thực tế, mặc dù ông cũng bày tỏ sự thận trọng.

“Có nhiều điều không chắc chắn về triển vọng này”, bao gồm mức độ tăng trưởng tiền lương phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ và liệu việc tăng lương trong năm nay có tiếp tục hay không..., Ueda cho biết.

Thủ tướng Kishida cũng đang theo dõi đà tăng lương. Ông đã tham dự hội nghị Ngày tháng Năm của Rengo và nói rằng ông đặc biệt muốn cải thiện thu nhập cho thế hệ trẻ.

Trong những tuần gần đây, sự ủng hộ dành cho Kishida ngày càng tăng khi ông được hưởng lợi từ lập trường vững chắc của mình đối với Ukraine và việc nối lại quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc cùng các yếu tố khác.

Vì vậy, thời điểm của bất kỳ cuộc bỏ phiếu sớm nào cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách của ngân hàng trung ương, vì BOJ có thể chịu áp lực không thực hiện bất kỳ thay đổi nào có thể gây ra tranh cãi trên thị trường trong thời gian tranh cử.

Một báo cáo độc lập cho thấy các hộ gia đình Nhật Bản đã cắt giảm chi tiêu trong tháng Ba, giảm 0,8% so với một tháng trước đó, chỉ ra mối tương qua của lạm phát và thu nhập.

Tiêu dùng tư nhân yếu có thể là một lực cản khác đối với sự phục hồi kinh tế của đất nước này, vốn đã bị ảnh hưởng bởi suy thoái toàn cầu. Tuần tới, Nhật Bản sẽ công bố số liệu về tổng sản phẩm quốc nội trong quý I.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tien-luong-thuc-te-tai-nhat-ban-giam-thang-thu-12-lien-tiep-139102.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.