Doanh nghiệp rục rịch tạo lập nhà ở đón lãi suất thấp

Một số doanh nghiệp đã và đang khởi công và chuẩn bị tái lập các dự án nhà ở hợp túi tiền để đón đầu lãi suất cho vay giảm.
doanh nghiep ruc rich tao lap nha o don lai suat thap Đề xuất thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
doanh nghiep ruc rich tao lap nha o don lai suat thap Loay hoay quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
doanh nghiep ruc rich tao lap nha o don lai suat thap Bình Định: Thúc đẩy đầu tư dự án nhà ở xã hội

Thị trường nhà ở nhận được những thông tin tích cực sau khi có thông tin 4 ngân hàng thương mại Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank công bố mức lãi suất cho vay trung dài hạn 8,2%/năm đối với người mua nhà ở, 8,7%/năm đối với doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

doanh nghiep ruc rich tao lap nha o don lai suat thap
Ảnh minh họa

Một số doanh nghiệp đã và đang khởi công và chuẩn bị tái lập các dự án nhà ở hợp túi tiền để đón đầu lãi suất cho vay giảm. Tại Đại hội cổ đông thường niên của CTCP đầu tư và phát triển bất động sản Cotana Capital, doanh nghiệp này cho biết đang xúc tiến dự án xây dựng 700 căn hộ nhà ở xã hội ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao 20% quỹ đất cho doanh nghiệp này thực hiện dự án nhà ở xã hội. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế dự báo, đến năm 2023 thị trường nhà ở xã hội tại tỉnh này sẽ đạt khoảng 10.000 căn hộ, một nguồn cung quan trọng bổ sung cho thị trường nhà ở trong quá trình phát triển và mở rộng Huế theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai.

Tháng 6/2023 tới đây, một nhà đầu tư cũng sẽ khởi công một dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động (tại khu công nghiệp Phú Hội trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) với 293 căn hộ nhà ở xã hội, mỗi căn hộ có diện tích 50m2. Tại một số địa phương khác, những dự án nhà ở vừa túi tiền của người dân cũng đang chuyển động để đón dòng vốn tín dụng khi lãi suất có xu hướng giảm.

Báo cáo đánh giá Vietnam Report, đưa ra 5 xu hướng của thị trường bất động sản năm 2023, trong đó nhà ở hợp túi tiền được dự báo sẽ phục hồi trong năm nay sau khi Chính phủ có chủ trương mở ra cơ chế chính sách phát triển 1 triệu căn nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân giai đoạn 2021-2023 hướng dòng vốn vào thị trường này.

Theo một lãnh đạo Vietcombank, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do 4 NHTM Nhà nước triển khai, để cho vay với lãi suất ưu đãi đối với cá nhân và doanh nghiệp tạo lập nhà ở đợt này là nguồn vốn ngân hàng huy động, không như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng là gói được nhà nước dùng ngân sách bù lãi suất một phần cho người vay vốn tại ngân hàng khi mua nhà ở giá rẻ. Do đó, nguồn vốn ngân hàng cho vay luôn sẵn sàng và người đi vay chứng minh được khả năng trả nợ sẽ tiếp cận được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay không phải câu chuyện vốn, quan trọng là nhà ở đâu ra để mua thì mới đi vay vốn”, vị lãnh đạo này nói.

Theo ông Hoàng Việt Lâm, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, vướng mắc lớn nhất cho doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội hiện nay là việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Mặc dù theo quy định hiện hành, chủ đầu tư được giao đất sạch để thực hiện dự án, nhưng nguồn vốn bồi thường quá lớn, quy hoạch phân khu chồng chéo dẫn đến cơ quan chức năng chậm trễ trong giải phóng mặt bằng.

Đối với các doanh nghiệp ở TP.HCM tham gia cải tạo chung cư cũ, nhà ở xã hội chủ yếu khởi công xong mới đi hoàn thiện thủ tục để thi công. Theo quy định của UBND TP.HCM thủ tục đầu tư gồm ba bước, bước thứ nhất thực hiện đánh giá sơ bộ về quy hoạch, thủ tục đất đai; Bước hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện tham mưu cho UBND thành phố chấp nhận chủ trương đầu tư, nhưng chủ trương đầu tư được chấp thuận trước khi điều chỉnh quy hoạch phân khu 1/2000 là không phù hợp với Luật Đầu tư. Thế là doanh nghiệp không thể thực hiện tiếp bước ba là lập dự án, thẩm định, phê duyệt quy hoạch 1/500.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành - một trong những đơn vị đi đầu xây dựng nhà ở xã hội cho rằng, khó khăn vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thủ tục pháp lý. Giá nhà ở Việt Nam hiện nay quá cao so với thu nhập của người lao động. Nhưng làm thế nào để kéo giá nhà xuống phù hợp với nhu cầu thực của thị trường thì doanh nghiệp phải giảm giá, còn người mua cũng cần “rướn” lên một chút để doanh nghiệp có được mức lợi nhuận chấp nhận được so với tỷ suất đầu tư.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/doanh-nghiep-ruc-rich-tao-lap-nha-o-don-lai-suat-thap-138152.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.