Cushman & Wakefield: Hệ thống ngân hàng Mỹ âm u chứ không sụp đổ

Sự sụp đổ gần đây của một số ngân hàng của Mỹ làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Về vấn đề này, công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield vừa đưa ra những góc nhìn đầu tiên cũng như nhận định trấn an trong thời điểm bất ổn tăng cao.
cushman wakefield he thong ngan hang my am u chu khong sup do SVB ảnh hưởng hạn chế tới các ngân hàng Eurozone
cushman wakefield he thong ngan hang my am u chu khong sup do Mỹ: Ngân hàng Signature “theo bước” sụp đổ của SVB

Không phải sự lặp lại của cuộc Đại khủng hoảng

Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank chỉ là ba trong số 4.236 ngân hàng thương mại Mỹ bị kiểm soát bởi Tông công ty Bảo hiểm tiền giửi Liên bang Mỹ (FDIC). Hơn nữa, đa số các ngân hàng khác có danh mục đầu tư cân bằng hơn và không quá phụ thuộc vào một số lĩnh vực hoạt động.

cushman wakefield he thong ngan hang my am u chu khong sup do

Ba ngân hàng vừa sụp đổ chủ yếu tập trung quỹ tiền gửi vào cho vay đối với một số lĩnh vực như công nghệ (ngân hàng SVB) và tiền điện tử (ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate). Có khả năng một số ngân hàng nữa sẽ chịu áp lực do các vấn đề về thanh khoản nhưng tính đến thời điểm này, chỉ có ba ngân hàng nói trên mất thanh khoản khi người gửi rút tiền, chúng đều nằm trong những trường hợp cá biệt, nên sự việc này không đồng nghĩa với khủng hoảng.

Theo chuyên gia Cushman & Wakefield, có một số điểm có thể so sánh.

Trong khi "bức tranh" về một cuộc khủng hoảng vẫn chưa rõ nét, thì việc các cơ quan quản lý đang can thiệp sâu sẽ có khả năng giúp ngăn chặn hậu quả lan rộng.

Trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, hai vụ ngân hàng phá sản là SVB và Signature Bank đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ hai và thứ ba (sau Washington Mutual). Tuy nhiên, tài sản của họ lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ khi mà bốn ngân hàng lớn nhất sở hữu hơn 9 nghìn tỷ USD.

Nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng tài chính trong lịch sử, ngay cả những ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu áp lực. Nhưng lần này, thử thách cấp bách nhất lại tập trung ở những ngân hàng đa quốc gia.

Nền tảng kinh tế hiện tại mạnh mẽ hơn nhiều so với thời kỳ Đại khủng hoảng tài chính khi làn sóng đầu tiên của ngành ngân hàng và phi ngân hàng bắt đầu. Thời điểm đó, Mỹ đã rơi vào suy thoái khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, Fed công bố đợt nới lỏng tiền tệ đầu tiên và tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4,7% lên 6,8%.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang tạo ra việc làm và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6% tính đến tháng 2/2023, gần mức thấp nhất mọi thời đại.

Hệ thống tài chính hiện nay cũng vững vàng hơn thời Đại khủng hoảng tài chính.

Trên thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hệ thống ngân hàng đã trải qua những cuộc cải tổ lớn để tránh điều tương tự lặp lại. Các ngân hàng tăng vốn nhiều hơn và được bảo vệ tốt hơn cho các tình huống xấu.

Ví dụ, kết quả kiểm tra sức bền Dodd Frank năm 2022 cho thấy các ngân hàng lớn, cụ thể là những ngân hàng quan trọng có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống, có đủ vốn để bù đắp khoản lỗ hơn 600 tỷ USD (trong đó 75,4 tỷ USD được gắn với bất động sản thương mại). Các tỷ lệ vốn tổng hợp vào năm 2022 đều vượt ngưỡng quy định tối thiểu ở mức tốt.

Cơ quan quản lý cũng đã có động thái phản ứng nhanh hơn thời Đại khủng hoảng tài chính. Ngân hàng SVB chính thức sụp đổ vào ngày 10/3, và chỉ hai ngày sau đó, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thiết lập một cơ chế tín dụng khẩn cấp cho các ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản (được đặt tên là Cơ chế tài trợ có kỳ hạn cho ngân hàng), nhờ đó bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi và cung cấp niềm tin ban đầu cho thị trường.

Chương trình lịch sử này, theo Fed công bố, sẽ xác lập lại cách các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết các cuộc khủng hoảng thanh khoản do rủi ro lãi suất điều hành cao gây ra. Hơn nữa, Tông công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đang tiến hành các hoạt động thanh lý bình thường, có trật tự, giống như trong bất kỳ vụ đổ vỡ nào khác.

Các vấn đề hiện tại mà một số ngân hàng phải đối mặt xuất phát từ rủi ro lãi suất đối với các tài sản giữ đến ngày đáo hạn, không liên quan đến hiệu quả của danh mục tín dụng hoặc dư nợ cho vay của họ.

Ngược lại, trong thời kỳ Đại khủng hoảng tài chính, các ngân hàng lại phải đối mặt với khủng hoảng tín dụng thông qua thị trường nợ lớn nhất và quan trọng nhất - đó là các khoản thế chấp nhà ở của hộ gia đình. Đây là hai thách thức rất khác nhau, với những nguyên nhân cơ bản rất khác nhau.

Trong khi chu kỳ tín dụng đang diễn ra và ở giai đoạn đầu, những thất bại gần đây của ba ngân hàng nói trên không liên quan gì đến tín dụng mà thay vào đó liên quan đến sự phân tách của môi trường lãi suất tăng và tác động đến giá trị trái phiếu và chứng khoán.

Thị trường cho vay trở nên khó khăn hơn

Theo Khảo sát ý kiến cán bộ cấp cao phụ trách cho vay của Fed, nhiều ngân hàng cho biết họ đang thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vay bất động sản thương mại và kinh doanh khác, với tiêu chuẩn áp dụng cao nhất trong 13 năm qua. Ngoại trừ năm 2020, giai đoạn này có môi trường cho vay khó khăn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính, kể từ đó Chỉ số điều kiện thị trường tài chính của Bloomberg (tổng hợp của 10 chỉ số thị trường tài chính) đã giảm mạnh, điều này thể hiện việc tiêu chuẩn cho vay của đa số tổ chức tài chính trở nên thắt chặt hơn, không chỉ riêng vay vốn ngân hàng.

Nhìn chung, trong thị trường tài chính thắt chặt, thị trường chứng khoán suy yếu và chênh lệch tín dụng mở rộng, những doanh nghiệp vay bất động sản thương mại đang tìm kiếm nguồn tài chính từ các ngân hàng vừa và nhỏ cũng đối mặt nhiều thử thách.

Cushman & Wakefield dự báo các ngân hàng sẽ tiếp tục thắt chặt tín dụng nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro về an toàn vốn. Bên cạnh những nguồn vốn khác, vốn cấp từ ngân hàng thường chiếm 40% tổng hoạt động cho vay bất động sản thương mại. Chính vì vậy, khi ngân hàng thắt chặt khoản vay sẽ làm chậm các giao dịch bất động sản thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, một môi trường cho vay nghiêm ngặt và thận trọng hơn sẽ tạo được môi trường đầu tư an toàn và lâu dài, hỗ trợ sự ổn định của kinh tế vĩ mô.

Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Chắc chắn rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ phải tính toán lại chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào tuần tới ngày 21-22/3, sau những thất bại của các ngân hàng.

Sự sụp đổ của các ngân hàng nói trên có thể hạ mức trần lãi suất kỳ vọng trong thời gian còn lại của năm, do những bất ổn gia tăng sẽ thắt chặt các điều kiện thị trường tài chính, giảm bớt động lực thúc đẩy nền kinh tế và từ đó giúp Fed hoàn thành một phần công việc của họ.

Trước khi xảy ra ba vụ phá sản ngân hàng, các nhà đầu tư đã tính 80% xác suất Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng Ba. Tuy nhiên, hiện có 1/3 khả năng FOMC sẽ giữ lãi suất ổn định và 2/3 xác suất tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, tùy thuộc vào việc dữ liệu sắp tới sẽ như thế nào.

Theo Cushman & Wakefield, khi đánh giá thị trường bất động sản thương mại trong bối cảnh các ngân hàng đổ vỡ, có những lý do để nhà đầu tư vừa lo ngại và vừa lạc quan, một cách thận trọng. Với góc độ lạc quan, tỷ lệ nợ quá hạn của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp thương mại (CMBS) trong tháng 2 vẫn ở mức thấp, đạt 3,1%, thấp hơn so năm trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 10,3% được quan sát trong Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo hiện nay nằm trong khoảng 55-60% so với 70-80% trong Đại khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn rất lành mạnh.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/cushman-wakefield-he-thong-ngan-hang-my-am-u-chu-khong-sup-do-137213.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.