Những yếu tố bất lợi này khiến một số doanh nghiệp đặt mục tiêu kinh doanh trong năm nay khá thận trọng. Chẳng hạn, Công ty Coteccons (mã chứng khoán CTD) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông gây nhiều thất vọng khi đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 65,2%, nhưng lợi nhuận thuần chỉ còn 20 tỷ đồng, giảm 17,3% so với năm 2021.
![]() |
Theo Công ty chứng khoán HSC, tỷ suất lợi nhuận gộp giảm và trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng là những nguyên nhân chính ảnh hưởng lên kế hoạch kinh doanh năm nay của Coteccons. Đặc biệt là sau giai đoạn biến động lãnh đạo cấp cao, doanh nghiệp này đang tìm các hướng đi mới và giảm dần lệ thuộc vào mảng xây dựng. Cụ thể, công ty gần đây tham gia phát triển một dự án bất động sản cao cấp ở TP. Thủ Đức, TP.HCM và xem đây là bước đi thử nghiệm để trở thành nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp.
Ở Fecon (FCN), theo tài liệu họp đại hội cổ đông, năm nay PCN đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 là 5.000 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 280 tỷ đồng, tăng 296%. Năm ngoái, lợi nhuận của Fecon đã giảm 38,4% còn 71 tỷ đồng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chi phí nhân công tăng, thời gian thi công của một số công trình kéo dài hơn kế hoạch nên phát sinh thêm chi phí trong năm và ảnh hưởng tiến độ quyết toán giá trị công trình làm cho giá vốn một số dự án của doanh nghiệp tăng vượt so với dự kiến ban đầu.
Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều có tâm lý thận trọng khi lập kế hoạch kinh doanh bởi họ không dự báo được chi phí xây dựng có thể đội lên bao nhiêu do giá vật liệu tăng, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Lạm phát cao cũng làm giảm thu nhập thực tế của người mua nhà, qua đó có thể ảnh hưởng tiến độ mở bán sản phẩm của các chủ đầu tư dự án, đồng thời ảnh hưởng tình hình ký mới của các công ty xây dựng. Chưa kể việc các ngân hàng cũng có xu hướng siết chặt cho vay đối với lĩnh vực bất động sản cũng khiến các doanh nghiệp phải thận trọng hơn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình.
Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp đặt tham vọng kế hoạch kinh doanh rất lớn. Đơn cử, Công ty xây dựng Hòa Bình (HBC) mục tiêu tổng doanh thu năm nay sẽ đạt 17.500 đồng, thu về 350 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 54% và 261% so với năm trước. Đặc biệt, mảng công nghiệp, doanh nghiệp này đặt chỉ tiêu khá cao lên đến 20% tổng doanh thu trong năm 2022 do kỳ vọng sau đại dịch Covid-19 sẽ có làn sóng chuyển dịch công nghiệp ở các quốc gia lân cận sang Việt Nam.
Lạc quan hơn là Công ty Hưng Thịnh Incons (HTN) còn đặt kế hoạch kinh doanh với tỷ trọng doanh thu ngoài tập đoàn Hưng Thịnh tăng 25% trên tổng doanh thu trong vòng 5 năm tới, trong đó, mục tiêu tăng trưởng mỗi năm ở mức hai con số. Để thực hiện chiến lược này, Hưng Thịnh Incons có lợi thế từ hệ sinh thái của Tập Đoàn Hưng Thịnh, trong đó sẽ cung cấp hợp đồng dịch vụ trọn gói bao gồm tư vấn pháp lý, khảo sát thị trường, phát triển dự án, thi công xây dựng và bán hàng. Các công ty bất động sản vừa và nhỏ hiện nay vẫn là khách hàng tiềm năng của HTN.
Mục tiêu kinh doanh phản ánh bức tranh kinh doanh quan trọng trong đời sống doanh nghiệp, nhưng hoàn thành được kế hoạch hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các doanh nghiệp ngành xây dựng năm ngoái đã có bài học từ mục tiêu kinh doanh cao nhưng kết thúc năm không nhiều công ty hoàn thành chỉ tiêu cổ đông thông qua cho ban điều hành.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/doanh-nghiep-xay-dung-lo-ngai-loi-nhuan-se-giam-manh-126393.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.