Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế (sau đây gọi tắt là Dự thảo) được dự báo khi đi vào thực thi sẽ có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tổ chức có hoạt động chào bán và giao dịch TPDN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư cho rằng có một số quy định chưa hợp lý, thậm chí có thể làm nản lòng các nhà đầu tư.
tao niem tin cho cac nha dau tu MSB đứng đầu trong Bảng xếp hạng thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ
tao niem tin cho cac nha dau tu Nhóm ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2021
tao niem tin cho cac nha dau tu Tín hiệu tích cực cho trái phiếu kho bạc Mỹ

Một trong những điểm mới mà dự thảo đưa ra là cấm doanh nghiệp phát hành trái phiếu để góp vốn dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Theo giải trình của cơ quan soạn thảo, quy định nhằm hạn chế tình trạng công ty mẹ, công ty trong cùng tập đoàn huy động để chuyển vốn cho nhau.

tao niem tin cho cac nha dau tu
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, quy định này là không phù hợp với nguyên tắc quản trị của các tập đoàn. Bởi thực tế, khi triển khai một dự án kinh doanh, tập đoàn thường sẽ không trực tiếp đảm nhận dự án mà thành lập công ty con để thực hiện dự án đó, đặc biệt là với các dự án đầu tư sang lĩnh vực mới hoặc dự án có độ rủi ro cao. Đây là phương thức thực hiện dự án quen thuộc và hiệu quả, giúp tránh được rủi ro và linh hoạt khi cần điều chỉnh cơ cấu. Nhưng công ty con mới rất khó vay vốn và không đủ điều kiện phát hành trái phiếu, nên công ty mẹ có tín nhiệm cao hơn thường giữ vai trò huy động vốn, gồm cả biện pháp phát hành trái phiếu. “Quy định như vậy sẽ vô hình khiến các doanh nghiệp ngần ngại đầu tư vào các lĩnh vực mới, ngăn cản quyền tự do huy động vốn của doanh nghiệp và không khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa ngành, không phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết 10-NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận.

Một điểm mới khác tại Dự thảo (sửa đổi Điều 8.1.d Nghị định 153/2020/NĐ-CP) yêu cầu việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải được thực hiện trước mỗi khi thực hiện giao dịch mua/bán trái phiếu. VCCI đề nghị bỏ quy định này. Bởi thực tế, tại thời điểm bán, nhà đầu tư đã nắm giữ trái phiếu (đã tham gia thị trường) và do đó yêu cầu xác định tư cách sẽ không còn ý nghĩa, thậm chí vô tình hạn chế quyền bán của chính nhà đầu tư đó.

Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vào thời điểm mua cũng không thực sự cần thiết. Theo thông tin tại tờ trình, nhà đầu tư có thể lách các quy định hiện nay với chi phí thấp (chỉ 1,5 - 2 triệu đồng). Việc xác định lại tư cách nhà đầu tư tại mỗi thời điểm mua không thể giải quyết được vấn đề, vì người mua trái phiếu một vài lần vẫn có thể chịu được phí tổn này. Còn người mua trái phiếu nhiều lần thì họ có thể đã đạt tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đồng thời, quy định này cũng dẫn đến phiền phức và phát sinh chi phí cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vấn đề ở đây là tiêu chuẩn xác định nhà đầu tư chứng khoán tại Điều 11 Luật Chứng khoán, hay nói cách khác chỉ khi sửa Luật Chứng khoán mới giải quyết được vấn đề này.

Bổ sung Điều 8.3.a1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, Dự thảo quy định nhà đầu tư có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn khi phát hiện doanh nghiệp phát hành sử dụng không đúng mục đích. Tuy nhiên, quy định này chưa rõ ràng ở điểm thế nào được coi là “phát hiện”. Nếu không có căn cứ yêu cầu mua lại phù hợp, chỉ cần có tin đồn trên thị trường, có thể khiến một lượng nhà đầu tư yêu cầu mua lại, gây ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Do vậy, cần sửa đổi theo hướng nhà đầu tư được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích.

Đối với quy định doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi thay đổi mục đích sử dụng, vi phạm pháp luật về phát hành trái phiếu, vi phạm phương án phát hành trái phiếu tại dự thảo, VCCI cũng cho rằng có những hành vi vi phạm nhỏ, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà đầu tư, do đó quyền được mua lại trong trường hợp này là không hợp lý. Chưa kể, dù thay đổi mục đích sử dụng, các nhà đầu tư vẫn chấp nhận và có nhu cầu giữ trái phiếu. Khi đó, quy định doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm mua lại trái phiếu trước hạn là không hợp lý. Do vậy, nên sửa đổi theo hướng doanh nghiệp có cam kết mua lại khi thay đổi mục đích sử dụng, các vi phạm nghiêm trọng về phát hành trái phiếu hoặc phương án phát hành, trừ trường hợp các nhà đầu tư (trái chủ) chấp nhận các nội dung này.

VCCI cũng đề nghị việc bổ sung thành phần hồ sơ là kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với trường hợp phát hành cho nhà đầu tư cá nhân, phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm, không có bảo lãnh thanh toán, có kết quả kinh doanh lỗ cần có lộ trình, bắt đầu từ việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm. Đồng thời, bỏ quy định nhà đầu tư cá nhân chỉ được mua TPDN chào bán riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm tại dự thảo. Vì kết quả tín nhiệm chỉ nên được xem là một thông tin tham khảo cho nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định, không nên được coi là điều kiện loại trừ nhà đầu tư.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tao-niem-tin-cho-cac-nha-dau-tu-123499.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.