Tăng cường hợp tác thương mại tại khu vực Á – Âu

Thời gian qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á-Âu không ngừng phát triển.
tang cuong hop tac thuong mai tai khu vuc a au Dỡ bỏ rào cản xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
tang cuong hop tac thuong mai tai khu vuc a au Không có mẫu số chung cho rủi ro thương mại do dịch Covid-19
tang cuong hop tac thuong mai tai khu vuc a au Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh

Thị trường Á - Âu (Eurasia) vốn là thị trường truyền thống của Việt Nam trước đây, hiện được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng với rất nhiều dư địa. Eurasia là thị trường rộng lớn gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, với tổng diện tích khoảng 23,5 triệu km2, dân số hơn 410 triệu người, tổng GDP gần 3.337 tỷ USD.

Trong khu vực này có 15 quốc gia Đông Âu, trong đó có 11 nước thuộc Liên minh châu Âu, 4 quốc gia Đông Âu, 5 quốc gia khu vực Tây Ban-căng, và 8 quốc gia thuộc khu vực Trung Á.

tang cuong hop tac thuong mai tai khu vuc a au
Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với khu vực Á-Âu trong 11 tháng năm 2021 đạt 12,7 tỷ USD

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương), Việt Nam và các nước khu vực Á - Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương, như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EAEU và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA); 14 Ủy ban Hỗn hợp/ Ủy ban liên Chính phủ và 1 cơ chế Tham vấn hợp tác kinh tế song phương. Đây là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước Á - Âu hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Thời gian qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á-Âu không ngừng phát triển. Số liệu của Hải quan Việt Nam cho hay, dù phải đối mặt với những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với khu vực Á-Âu trong 11 tháng năm 2021 vẫn đạt 12,7 tỷ USD, tăng 13,1%. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,6 tỷ USD, tăng 10%; nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020.

So với tổng nhu cầu nhập khẩu khoảng 1.345 tỷ USD của các nước trong khu vực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ (chỉ chiếm 0,66% thị phần), cho thấy dư địa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2021, có 18 trong tổng số 28 nước thuộc khu vực Á - Âu đầu tư vào Việt Nam với 319 dự án, tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 1,78 tỷ USD tương ứng 0,44% tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nga là quốc gia dẫn đầu các nước trong khu vực đầu tư vào Việt Nam với 151 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 954 triệu USD. Ba Lan đứng thứ hai với hơn 400 triệu USD (chiếm 22,4% tổng vốn đầu tư của khu vực Á - Âu), tiếp theo lần lượt là Slovakia, Séc, Hungary, Bulgaria và Ukraine.

Ở chiều ngược lại, tính đến hết tháng 9/2021, Việt Nam đã đầu tư sang 9 nước thuộc khu vực Á - Âu với 37 dự án, tổng số vốn khoảng 2,82 tỷ USD. Trong đó, Nga đứng đầu các nước trong khu vực tiếp nhận đầu tư của Việt Nam với 15 dự án, tổng vốn đăng ký 2,8 tỷ USD.

Để tận dụng tối đa ưu đãi từ các FTA, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ngoài việc chủ động khảo sát thị trường, tham gia nhiều hơn các triển lãm chuyên ngành, cũng như hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam tại Liên minh Kinh tế Á – Âu, thì vấn đề logistics trong xuất nhập khẩu sang thị trường này thông qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế Á – Âu rất đáng quan tâm. Cụ thể, hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam, thông qua 2 cửa khẩu Đồng Đăng và Lào Cai kết nối với tuyến đường sắt Á - Âu, qua Trung Quốc đến các nước Trung Á (Kazakhstan, Tajikistan), Nga và các nước châu Âu. Với thời gian vận chuyển ngắn hơn nhiều so với vận tải bằng đường biển, chi phí ngày càng phù hợp khi lượng hàng hóa gia tăng, tính ổn định và an toàn cao, vận chuyển hàng hóa thông qua tuyến đường sắt Á - Âu đã trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp các bên. Bên cạnh đó, còn có nhiều lợi ích khi vận chuyển hàng hóa đi và đến châu Âu thông qua các cảng biển của các nước khu vực Đông Âu như Slovenia, Bungari, Rumani.

Với vai trò là cơ quan chủ trì các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, Bộ Công thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và thị trường châu Âu - châu Mỹ nói chung và thị trường Á - Âu nói riêng, ông Tạ Hoàng Linh khẳng định.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tang-cuong-hop-tac-thuong-mai-tai-khu-vuc-a-au-122886.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.