![]() | Thức ăn chăn nuôi: Tạo nguồn nguyên liệu để giảm giá thành |
![]() | Giá thành thức ăn chăn nuôi kéo giá thịt lên cao |
![]() | Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp khó |
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Trong đó ngành gia cầm có sự tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp ở Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng ngoạn mục, bình quân 13-15%/năm, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, năm 2020 Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với bất cứ quốc gia nào cũng đều rất quan trọng, chiếm 65-70% giá trị sản xuất, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của sản phẩm.
Mỗi một năm ngành cần 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có hơn 7 triệu tấn do bà con nông dân tự sử dụng nguyên liệu phối trộn theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; còn lại sản lượng 26 triệu tấn (bao gồm cả thức ăn chăn nuôi và thủy sản) là do các doanh nghiệp sản xuất. Con số này cũng phần nảo phản ánh sự tiến bộ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, phản ánh mức độ công nghiệp hóa của ngành này đang rất mạnh.
Ngoài đầu tư cho công nghệ, các doanh nghiệp còn đầu tư mở rộng quy mô nhà máy, xưởng sản xuất kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt, trứng sữa của không chỉ 97 triệu người dân trong nước, mà còn có tham vọng xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi. Thực tế đã xuất khẩu bước đầu, mang về giá trị khoảng 1 tỷ USD, theo ông Tống Xuân Chinh – Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
Hiện bà con đã chuyển một phần đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, theo mục tiêu sẽ có 500 nghìn ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sinh khối để có thể chủ động hơn trong nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cũng vì phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho hay, từ tháng 7/2020 đến nay, giá một số nguyên liệu thức ăn tăng từ 30-45%, kéo theo giá thức ăn thành phẩm cũng tăng theo, khiến ngành chăn nuôi gia cầm không có lãi.
Để phát triển công nghiệp thức ăn chăn nuôi, nhấn mạnh giảm 5-10% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, về trung hạn, dài hạn, phải có các cánh đồng mẫu lớn để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đưa máy móc vào, mà muốn làm được điều này phải sửa Luật Đất đai, cho tăng ngưỡng số lượng đất đai được tích tụ. Sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm lớn, coi đây là đầu vào hay nói đúng hơn là thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Phải chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất chăn nuôi.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/phat-trien-nguon-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-trong-nuoc-120784.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.