Đó là nhấn mạnh của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) đối với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Tổng Giám đốc KBNN, ông Trần Quân vừa ký Công điện số 10/CĐ-KBNN gửi tới các đơn vị trong toàn hệ thống.
Tại Công điện, Tổng Giám đốc KBNN đề nghị các đơn vị đẩy mạnh giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến KBNN; tuân thủ thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Đồng thời thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và công tác phòng, chống dịch COVID-19.
“Phải lấy khách hàng là trung tâm, đối tượng phục vụ. Tuyệt đối không hách dịch, sách nhiễu trong giải quyết công việc, không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào tại KBNN mà không rõ lý do”, Tổng giám đốc KBNN nhấn mạnh.
Người đứng đầu hệ thống KBNN cũng nghiêm cấm việc lợi dụng vị trí công việc được giao để mưu lợi cá nhân, làm chậm quá trình chi NSNN và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc KBNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện các giải pháp của chủ đầu tư để tiếp tục đôn đốc, tháo gỡ và khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kế hoạch vốn.
Đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra đột xuất của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát nội bộ về nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN để kịp thời phát hiện các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, chậm giải quyét hồ sơ cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư.
Đặc biệt đối với nhóm dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 vẫn còn tồn đọng quyết toán và kế hoạch vốn chưa giải ngân, chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với nhà thầu để thanh toán công nợ theo quy định (đối với dự án đã phê duyệt quyết toán); hoàn tất thủ tục lập, trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 để phê duyệt trước 30/9/2021.
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị.
Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư nội ngành, Tổng giám đốc KBNN yêu cầu, khẩn trương thực hiện các giải pháp của chủ đầu tư để tiếp tục đôn đốc, tháo gỡ và khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kế hoạch vốn.
Đặc biệt đối với nhóm dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 vẫn còn tồn đọng quyết toán và kế hoạch vốn chưa giải ngân, chủ đầu tư khẩn trương liên hệ với nhà thầu để thanh toán công nợ theo quy định (đối với dự án đã phê duyệt quyết toán); hoàn tất thủ tục lập, trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đã hoàn thành từ trước ngày 31/12/2020 để phê duyệt trước 30/9/2021.
Công điện cũng quán triệt rõ Giám đốc KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan KBNN chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc KBNN về việc để công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính, đặc biệt là chậm trễ trong giải quyết hồ sơ kiểm soát chi NSNN và giải ngân vốn đầu tư; vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Đến 31/7/2021, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước mới đạt 36,71% so với kế hoạch vốn năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài rất thấp (7,52%). Nhiều Bộ, cơ quan, địa phương đã tích cực, chủ động với nhiều biện pháp hiệu quả nên kết quả giải ngân đạt cao (trên 50%) như: Thái Bình (71%), Hưng Yên (65%), Hà Nam (64,36%), Thanh Hóa (61,59%), Nam Định (58,01%), Hà Tĩnh (55,49%), Thái Nguyên (51,33%), Ngân hàng Chính sách xã hội (67,27%), Văn phòng Quốc hội (52,9%) Đặc biệt một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg nhưng vẫn có kết quả giải ngân tốt như Bắc Ninh (55,37%), Bình Phước (52,88%), Tiền Giang (50,90%). Nhưng vẫn còn nhiều Bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp. Đặc biệt một số cơ quan chưa giải ngân. |
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/khong-duoc-lam-cham-chi-nsnn-anh-huong-toi-giai-ngan-von-dau-tu-cong-118397.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.