![]() | Ngành phân bón: Hưởng lợi khi nông nghiệp phục hồi |
![]() | Doanh nghiệp phân bón mong chờ được tăng thuế |
Từ đầu năm 2021, giá phân bón trong nước đã tăng trung bình 50 - 73%. Do đây là đầu vào quan trọng của ngành sản xuất nông nghiệp, nên khi giá phân bón tăng đã làm tăng chi phí sản xuất, tác động tiêu cực đến đời sống của người nông dân.
Theo Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) Nguyễn Văn Thanh, giá phân bón tăng là do giá nông sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đi kèm theo đó là nhu cầu phân bón. Mặt khác, do giá phân bón giảm quá sâu trong nửa đầu năm 2020, nguồn cung phân bón trên thế giới lại có xu hướng giảm nên không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, dịch Covid-19 được kiểm soát ở mức độ nhất định tại các thị trường lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... đã khiến nhu cầu đối với nhiều mặt hàng tăng rất nhanh. Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa trên toàn cầu, không chỉ phân bón mà hầu hết các mặt hàng cơ bản như sắt thép, than đá, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi... đều chứng kiến mức tăng giá rất mạnh. Cùng với đó, là sự tăng giá của các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất; chi phí vận tải trong nước và thế giới, nhất là cước tàu biển…
Về tình hình sản xuất phân bón trong nước, khoảng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã cơ bản tự chủ được mặt hàng này. Thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, cả nước hiện có 841 nhà máy sản xuất phân bón, với công suất gần 30 triệu tấn/năm, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) Hoàng Trung khẳng định.
7 tháng đầu năm, các nhà máy trong nước đã sản xuất được 2,5 triệu tấn phân bón, tăng gần 200.000 tấn so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chính khiến giá phân bón tăng là do chi phí sản xuất 7 tháng đầu năm tăng rất cao như lưu huỳnh tăng 170%, amoniac gấp 2 lần… khiến giá đầu vào tăng, ông Bùi Thế Chuyên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lý giải.
Nhận thức rõ tác động của việc tăng giá phân bón. Do vậy, ngay quý I/2021, liên Bộ (Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương) đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất phân bón trong nước đề nghị giảm xuất khẩu, ưu tiên phân bón phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đề nghị các doanh nghiệp cố gắng hợp lý hóa các chi phí, giữ ổn định giá thành, đặt mục tiêu phân bón Việt Nam phải được bán với giá thấp hơn phân bón nhập khẩu, đưa phân bón đến tay người nông dân với giá thấp nhất. Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất phân bón làm việc với các kênh phân phối chủ động có các giải pháp bảo đảm lưu thông, đưa phân bón đến với các khu vực cần đảm bảo cho vụ Đông-Xuân sắp tới.
Song song với đó, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo cục quản lý thị trường các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát để bình ổn thị trường phân bón; đồng thời, tích cực ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, sản xuất - kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.
Về dài hạn, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn bà con nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cố gắng chuyển đổi sang các loại phân bón khác kết hợp với việc sử dụng phân bón hữu cơ, tăng tỷ trọng phân bón hữu cơ trong chăm sóc cây trồng.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tim-giai-phap-binh-on-thi-truong-phan-bon-118040.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.