Linh hoạt chống dịch, không làm gián đoạn chuỗi cung ứng

Hiện nay, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, doanh nghiệp sản xuất chế biến phải đảm bảo “3 tại chỗ”, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường.
linh hoat chong dich khong lam gian doan chuoi cung ung Ngân hàng hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm
linh hoat chong dich khong lam gian doan chuoi cung ung Doanh nghiệp chịu trận vì chuỗi cung ứng đứt gãy
linh hoat chong dich khong lam gian doan chuoi cung ung Phát triển chuỗi cung ứng: Cần phải gắn chặt với chuỗi giá trị

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cho biết, trước khi có dịch Covid-19, Long An có 45 cơ sở giết mổ; trong đó có 20 cơ sở giết mổ lợn, 6 cơ sở giết mổ trâu bò, 10 cơ sở giết mổ gia cầm, 7 cơ sở giết mổ hỗn hợp. Hiện nay, địa phương đã có 9 cơ sở giết mổ gia cầm đóng cửa, chỉ còn cơ sở của Công ty TNHH San Hà hoạt động với công suất chỉ đạt 2/3 so với trước. Trong khi đó, tất cả các cơ sở giết mổ lợn, trâu bò đều giảm công suất xuống chỉ còn từ 10 - 20% so với trước dịch. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Long An đều dành phần lớn công suất để sản xuất và cung ứng cho thị trường TP.HCM thông qua chợ đầu mối và chợ truyền thống, nên khi các chợ ở TP.HCM nhất là các chợ đầu mối đóng cửa, thì các lò giết mổ không thể tiêu thụ được sản phẩm. Hơn thế, đặc thù của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là có các khu nuôi nhốt và luôn ẩm ướt, hầu như không thể tổ chức ăn, ở tại chỗ như các nhà máy sản xuất khác nên việc áp dụng phương án “3 tại chỗ” cho công nhân là bất khả thi.

linh hoat chong dich khong lam gian doan chuoi cung ung
Tổ công tác sẽ cùng các địa phương phía Nam tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Đồng quan điểm, ông Phạm Trường Yên, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM Cần Thơ cũng chia sẻ, do các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm bị ảnh hưởng của dịch, không thực hiện được "3 tại chỗ" khiến nhiều đơn vị phải dừng hoạt động nên địa phương đang thiếu nguồn cung thịt lợn và thịt gia cầm, mặc dù đàn lợn và gia cầm không thiếu.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng, cho biết, đến nay đã có 18/30 nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn ngừng hoạt động. Nguyên nhân là các nhà máy không đủ điều kiện để tổ chức "3 tại chỗ" do điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Cùng với đó, việc áp dụng giãn cách xã hội khiến công nhân các nhà máy gặp khó khăn khi di chuyển, nhiều công nhân nghỉ việc do tâm lý lo ngại dịch bệnh.

Việc nhiều nhà máy chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm công suất hoặc đóng cửa đang khiến một lượng lớn nguyên liệu thủy sản bị tồn đọng tại vùng nuôi. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang còn khoảng 1,6 triệu tấn cá tra, 800.000 tấn tôm gần đến ngày thu hoạch nhưng không có nhân công và nhà máy chế biến giảm lượng mua vào.

Trước những khó khăn trên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An kiến nghị, cho các cơ sở giết mổ gia cầm áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh khác thay cho điều kiện "3 tại chỗ". Cụ thể, các cơ sở giết mổ chỉ nhận công nhân tại chỗ (không nằm trong vùng phong tỏa hoặc cách ly) để đảm bảo không có việc di chuyển từ huyện này sang huyện khác, đồng thời tiến hành xét nghiệm định kỳ cho người lao động.

Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp các địa phương tháo gỡ khó khăn này, nhất là vấn đề hạn chế ra đường từ sau 18 giờ khiến các mặt hàng đặc thù phải vận chuyển ban đêm như thịt lợn, gà gặp nhiều trở ngại… Trong những ngày qua, Tổ công tác đã kết nối tiêu thụ thêm được 28 đơn hàng sỉ nông sản gồm: xoài cát chu, rau ăn lá, thịt chim cút, cá nước mặn, các sản phẩm khô và mắm… Dự báo nguồn cung tiếp tục tăng ở các nhóm sản phẩm dưa leo, rau ăn lá, khoai lang tím, khóm, nhãn, chanh, cá nước ngọt và tôm nước mặn, thịt gà lông trắng, thịt cút và trứng cút… Tổ công tác này sẽ cùng các địa phương phía Nam tiếp tục tháo gỡ cũng như kiến nghị đề xuất đối với những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Làm việc với lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam yêu cầu, ngành nông nghiệp các địa phương phải đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo an toàn phòng dịch cho các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, doanh nghiệp chế biến thủy sản. Bởi một khi các đơn vị này ngừng hoạt động sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền, làm gián đoạn chuỗi cung ứng tiêu thụ thực phẩm.

Theo đó, ông Nam đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các địa phương phải linh hoạt trong việc duy trì hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và nhà máy chế biến thủy sản. “Địa phương không thể cứng nhắc yêu cầu "3 tại chỗ" như các ngành sản xuất thông thường khác vì vừa không đảm bảo điều kiện ăn ở cho lao động, vừa vi phạm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thay vào đó, địa phương cần tăng cường các biện pháp tiêu độc, khử trùng, khuyến cáo thực hiện tốt 5K và hỗ trợ xét nghiệm tầm soát định kỳ cho nhân viên các cơ sở trên”, ông Nam yêu cầu.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/linh-hoat-chong-dich-khong-lam-gian-doan-chuoi-cung-ung-117424.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.