TP.HCM: Hướng dẫn để các địa phương mở trở lại chợ truyền thống

Ngày 22/7, Sở Công Thương TP.HCM đã hướng dẫn cụ thể để các quận, huyện và TP.Thủ Đức hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ căn cứ theo điều kiện, tình hình thực tế và khẩn trương triển khai để tổ chức mở lại hoạt động chợ truyền thống.
tphcm huong dan de cac dia phuong mo tro lai cho truyen thong TP.HCM: Đã ghi nhận một số tín hiệu đáng mừng trong chống dịch
tphcm huong dan de cac dia phuong mo tro lai cho truyen thong TP.HCM: Thí điểm mở lại chợ truyền thống bán rau củ, thực phẩm tươi sống
tphcm huong dan de cac dia phuong mo tro lai cho truyen thong
Ảnh minh họa

Các địa phương hướng dẫn các đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống. Theo đó, ban quản lý chợ phải đề nghị các cá nhân kịp thời thông tin cho nhân viên phụ trách phòng, chống dịch tại chợ nếu phát hiện bản thân hoặc khách hàng, người làm việc cùng, người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... Trường hợp có người lao động, người bán hàng, khách hàng được xác định nhiễm Covid-19 tại chợ thì thực hiện phân luồng, khử khuẩn và vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Ban quản lý chợ tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế; đảm bảo tất cả khách hàng, đơn vị quản lý chợ, người lao động... bắt buộc phải đeo khẩu trang đầy đủ, đúng cách và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi vào chợ; thực hiện khai báo y tế điện tử; giữ khoảng cách an toàn giữa người với người tối thiểu từ 2 (hai) mét; Kiểm soát số lượng người vào chợ thông qua việc phát phiếu, quét mã QR đến và đi bằng ứng dụng “Vietnam Health Declaration” và các ứng dụng khác phù hợp theo khuyến cáo của cơ quan y tế;

Ban Quản lý chợ bố trí khu vực giữ xe cho khách hàng đến chợ; bổ trí khu vực xếp hàng vào chợ phải kẻ vạch giãn cách giữa các khách hàng để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định và bố trí nhân sự hướng dẫn người dân đến mua sắm hàng hóa đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch ngay từ khu vực để xe, lối ra vào và khu vực bên trong chợ; Phong tỏa các cửa phụ, lối đi phụ tại các chợ nhằm phân luồng di chuyển cho khách đi chợ giữa các khu vực, các ngành hàng trong chợ theo hướng một chiều từ khi vào chợ cho đến khi ra khỏi chợ; điều tiết lượng khách mua hàng tại cùng một thời điểm tùy theo điều kiện không gian, diện tích của chợ, đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ 2 (hai) mét cho người dân khi thực hiện mua sắm.

Trong chợ, Ban quản lý chợ nghiên cứu, bố trí vách ngăn, màn ngăn trong suốt giữa các hộ tiểu thương, gian bán hàng, giữa người bán và người mua; đề nghị tiểu thương treo bảng niêm yết giá, giá cả niêm yết rõ ràng, phù hợp để khách hàng thuận tiện trong mua sắm; Nghiên cứu, áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng “Thẻ ra vào chợ” để kiểm soát số lượng, phân bổ số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người; các địa phương căn cứ điều kiện thực tế tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn để phân chia tần suất đi chợ: cách 2 ngày/lần hoặc cách 3 ngày/lần; theo đó, mỗi hộ gia đình sẽ được phát 10 hoặc 15 thẻ vào chợ/30 ngày.

Sở Công Thương cũng yêu cầu các địa phương phải tổ chức kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu để phục vụ người dân trên địa bàn. Đối với một số địa phương có đặc thù như dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều lý do khách quan khó khôi phục lại hoạt động các chợ truyền thống, Sở Công Thương TP.HCM đề nghị UBND TP. Thủ Đức, các Quận-Huyện căn cứ theo tình hình thực tế, nhu cầu của người dân trên địa bàn để triển khai thực hiện thiết lập các điểm bán với quy mô nhỏ (ưu tiên các mặt hàng tươi sống, rau, củ, quả, trái cây) tại khu vực chợ hoặc các điểm bán với địa điểm phù hợp trong các khu dân cư để kịp thời cung ứng hàng hóa cho người dân địa phương.

Các địa phương có thể rà soát các khu vực phù hợp để tổ chức điểm bán trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch, đảm bảo vệ sinh môi trường như lựa chọn vị trí phù hợp (ưu tiên khu vực có nhiều bóng mát, không ảnh hưởng đến giao thông, có thế giới hạn khu vực tổ chức điểm bán, phân luồng một chiều..); phân chia khu vực, định vị rõ ràng các gian bán hàng bằng sơn (kẻ ô, kẻ vạch) để đảm bảo giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc….

Hiện nay, Sở Công Thương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống như thí điểm mô hình “App đặt lịch đi chợ dành cho người dân” (thí điểm tại chợ Tân Chánh Hiệp - Quận 12); mô hình “Tổng đài đặt lịch đi chợ” (thí điếm tại chợ Bình Thới - Quận 11). Sau khi triển khai thí điểm sẽ đánh giá, hiệu chỉnh (nếu cần) và triển khai nhân rộng đến các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.

“Tổ chức mở lại chợ truyền thống là ưu tiên bảo vệ hệ thống phân phối nói chung, đặc biệt đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống nhằm duy trì, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân được ổn định, đảm bảo không bị đứt gãy chuôi cung ứng”, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/tphcm-huong-dan-de-cac-dia-phuong-mo-tro-lai-cho-truyen-thong-116992.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.