![]() | Thúc đẩy tiếp cận kỹ thuật số cho lao động di cư khu vực ASEAN |
![]() | Tăng cường quản lý lao động di cư |
![]() | Công đoàn Việt Nam, Malaysia cam kết tăng cường bảo vệ lao động di cư |
![]() |
Lao động di cư ảnh hưởng đến tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam |
Hiện nay sự dịch chuyển lao động trong nước là nhu cầu tất yếu của phát triển nhưng cũng tạo ra nhiều tác động đến quá trình tái cơ cấu kinh tế tại Việt Nam. Vì vậy, Chương trình Australia đã hỗ trợ CIEM thực hiện nghiên cứu vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất được các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như nữ di cư.
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, di cư không phải vấn đề mới nhưng đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây tại Việt Nam, hiện có trên 13% tổng số dân cư Việt Nam là người di cư. Biểu hiện rõ rệt nhất của di cư là sự xuất hiện mạnh mẽ của các tuyến xe buýt, đường bay… Lao động di cư đem đến tác động tích cực và tiêu cực đến cả nơi đi và nơi đến. Trong số người di cư chủ yếu có nguồn gốc ở nông thôn, lượng người di cư nữ chiếm lớn nhất.
Trình bày tại hội thảo, TS. Hồ Công Hoan, Phó Trưởng ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nước ta đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, trong khi các ngành này lại sử dụng nhiều nữ hơn nam, cơ hội kiếm việc làm của nữ nhiều hơn. Nữ di cư tiết kiệm được chi tiêu tốt, vì thế hiệu quả và mục đích di cư của họ tốt hơn nam dẫn đến xu hướng chuyển dịch lao động tỷ trọng nữ giới chiếm ưu thế.
Theo các chuyên gia, lao động di cư cũng gặp không ít khó khăn. Hiện, có tới 41,1% lao động nữ và 44,7% lao động nam khi di cư cho rằng chỗ ở là vấn đề khó khăn nhất, ngoài ra một số khó khăn về thu nhập, việc làm ổn định và sự thích nghi với nơi ở mới cũng ảnh hưởng đến năng suất làm việc của lao động di cư. Việc tiếp cận các dịch vụ công cơ bản và an sinh xã hội của người di cư tại nơi đến gặp nhiều khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách…
Chia sẻ với Thoibaonganghang.vn trước đó, chị Nguyễn Thùy Linh (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cho biết, chị lên Hà Nội làm việc tự do đã 3 năm nhưng chưa mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội vì chị không có hộ khẩu tại Hà Nội. Muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại Hà Nội, chị phải có sổ đăng ký tạm trú và văn bản đồng ý của chủ nhà. Nên mỗi khi ốm đau muốn vào bệnh viện khám bệnh, chị phải về quê để có giá rẻ hoặc chịu chi phí cao để khám dịch vụ.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
“Nhìn từ các hiện tượng này, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách lồng ghép yếu tố giới nói chung, giới trong lao động di cư nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương”, ông Nguyễn Hoa Cương nói.
Theo đó, đối với địa phương tiếp nhận nhiều người di cư và có chiến lược thành lập mới, hoặc mở rộng các khu công nghiệp, khu dịch vụ mà sử dụng nhiều người lao động, đặc biệt là lao động nữ, cần có phương án quy hoạch cở sở hạ tầng cứng và mềm cho lao động di cư, lồng ghép các yếu tố di cư vào quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hàng năm của địa phương.
Đối với các địa phương có nhiều lao động xuất cư cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm cho lao động địa phương. Đồng thời, chú trọng lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mềm bao gồm cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện hướng tới bảo vệ trẻ em, người già, người cô đơn…
“Nhưng về lâu dài, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, năng suất lao động cao để cải thiện điều kiện kinh tế của địa phương, theo đó mới cải thiện được tỷ lệ xuất siêu lao động của địa phương. Vì vậy, đi đôi với phát triển hạ tầng mềm, địa phương cũng cần có các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cứng phục vụ cho việc thu hút nhà đầu tư”, ông Cương nhấn mạnh.
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/lao-dong-di-cu-anh-huong-den-tai-co-cau-kinh-te-o-viet-nam-113876.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.