![]() | Từ hôm nay, bắt đầu tổng điều tra kinh tế năm 2021 |
![]() | Quyết liệt hơn để tiến lên trong chuỗi giá trị |
![]() | Không để thể chế trói buộc sự phát triển |
Những tín hiệu tích cực
Theo đó, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/2/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt 5,46 tỷ USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Cũng do tháng Tết nên số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 2 giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong tháng 2 cả nước chỉ có 8.038 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 179,7 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 56,9 nghìn người, giảm 20,3% về số doanh nghiệp, tăng 15,9% về vốn đăng ký và giảm 50,9% về số lao động so với tháng 01/2021. Nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn đạt 118,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; tổng số vốn đăng ký là 334,8 nghìn tỷ đồng, tăng 52,2%.
![]() |
Giao thương quốc tế vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực |
Hoạt động giao thương quốc tế cũng giảm mạnh trong tháng 2, nhưng điều tích cực là vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, ước tính tháng 2/2021 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chỉ đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, song vẫn tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.
“Đây là những tín hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Không chỉ sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu vẫn đà tăng trưởng tích cực, mà theo Tổng cục Thống kê, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp khi CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,14% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Trong khi các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn được giữ vững.
Chuẩn bị kịch bản cập nhật hơn
Mặc dù những số liệu thống kê vẫn khá khả quan, nhưng với thực tế dịch bệnh Covid-19 đã có những ngày diễn biến rất phức tạp ở nhiều địa phương vừa qua cũng cho thấy nền kinh tế cần có sự chuẩn bị cho kịch bản cập nhật hơn.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, “nếu diễn biến dịch bệnh phức tạp tăng trưởng kinh tế có lẽ sẽ ở mức khoảng 5%-5,5%” và để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đặt ra thì ổn định vĩ mô vẫn phải tiếp tục được duy trì, kiểm soát tốt dịch bệnh và cần đẩy nhanh phục hồi kinh tế với giải pháp tốt cùng với sự điều hành rõ ràng và quyết liệt.
Đặc biệt, để đẩy nhanh phục hồi kinh tế trong tình hình này đòi hỏi và cần phải có những giải pháp điều hành khác biệt, phi truyền thống; không thể áp dụng quy trình ra quyết định như cũ, đổi mới cách thức ra quyết định là việc cần làm ngay. Tư duy và phương châm hành động này chắc chắn sẽ phải tiếp tục trong năm 2021 và xa hơn nữa, bởi sắp tới sẽ có rất nhiều biến động bất thường, không đoán trước được.
TS. Cung cũng khuyến nghị cần có chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, kích thích chuyển đổi số và những mô hình kinh doanh mới; đồng thời hỗ trợ đầu tư tư nhân… Quốc hội nên cho phép Chính phủ mở rộng chính sách tài khóa một cách hiệu quả, hướng vào những dự án trọng điểm, những dự án quan trọng cải thiện kết nối cả vô hình (hạ tầng số) lẫn kết nối hữu hình (giao thông)… Bởi khi kết nối giao thông được cải thiện thì sẽ lưu thông, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và tiêu thụ trong nước dễ dàng hơn, nhanh hơn, đồng thời sẽ sử dụng được đầy đủ năng lực của các cơ sở hạ tầng hiện có hiệu quả hơn. Qua đó, hiệu quả sử dụng nguồn lực sẽ được cải thiện và thu hút được thêm nhiều hơn đầu tư tư nhân…
Đặc biệt, cần tiếp tục cải cách thể chế, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thực chất hơn, trên một phạm vi rộng lớn hơn trước đây đúng như tinh thần và nội dung của đột phá thể chế mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định.
Infographic: Tình hình kinh tế tháng 2/2021 (Nguồn: TCTK)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/can-co-su-chuan-bi-kich-ban-cap-nhat-hon-cho-nen-kinh-te-112056.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.