![]() |
Ông Julien Brun |
Theo ông, việc áp dụng rộng rãi công nghệ, bao gồm cả tự động hóa có tác động như nào trong toàn bộ chuỗi giá trị?
Những tiến bộ công nghệ đang thúc đẩy quá trình số hóa quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Sự thay đổi các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất và phân phối của DN, đồng thời cho phép tạo ra chia sẻ thông tin chuỗi cung ứng theo cách thức mới bởi những yếu tố đa dạng hơn. Thực tế, các công ty đang chuyển đổi kỹ thuật số cho việc quản lý chuỗi cung ứng của họ bằng cách thí điểm và áp dụng các công nghệ như máy học, blockchain và thực tế tăng cường vào các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng truyền thống.
Việc ứng dụng công nghệ giúp chuỗi cung ứng đang trở nên minh bạch hơn khi các nhà cung cấp, người lao động và cộng đồng tiếp cận các công nghệ ngày càng phức tạp và sử dụng chúng để tạo và chia sẻ thông tin về hoạt động môi trường và xã hội. Tự động hóa và sản xuất tiên tiến đã và đang có những tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng và sẽ tiếp tục định hình lại lực lượng lao động và tổng chi phí tìm nguồn cung ứng, đặc biệt là trong các ngành phù hợp với tự động hóa. Những thay đổi này có một số tác động đối với các nhà lãnh đạo thu mua, thay đổi cơ sở nhà cung cấp, thay đổi các vấn đề liên quan đến lao động, tạo ra những thách thức mới liên quan đến dịch chuyển lực lượng lao động và tạo điều kiện cho việc tiếp cận với khối lượng lớn thông tin chuỗi cung ứng...
Vậy liệu việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và khan hiếm tài nguyên không, thưa ông?
Mặc dù không thể dự đoán chính xác các tác động của biến đổi khí hậu trong chuỗi cung ứng, nhưng các chuỗi cung ứng đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu do phụ thuộc vào nguyên liệu thô và tập trung ở các quốc gia có khả năng bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Cụ thể, trong báo cáo của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã xác định các tác động của khí hậu đối với chuỗi cung ứng của DN, bao gồm những thay đổi về chất lượng và sự sẵn có của nguyên liệu thô, biến động giá hàng hóa, gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng do thiên tai, tác động đến sức khỏe của công nhân đến nhiệt độ tăng.
Những tác động này có thể sẽ gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng. Theo WHO, vào năm 2030, tổn thất năng suất liên quan đến gián đoạn tại nơi làm việc liên quan đến nhiệt và chấn thương có thể tăng trên 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết nhà cung cấp lại không có công cụ để đánh giá hoặc quản lý các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và khan hiếm tài nguyên đối với DN của họ.
Ông có nhắc đến vấn đề dịch chuyển lao động trong việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng? Cụ thể việc dịch chuyển đang diễn ra như thế nào?
Di cư lao động xuyên quốc gia là một xu hướng đã được hình thành, nhưng trong vài thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng di cư hàng loạt, với hơn 240 triệu người sống bên ngoài quốc gia mà họ được sinh ra. Gần đây hơn, số lượng người bị di dời bằng vũ lực lớn nhất từng được ghi nhận. Cụ thể, vào cuối năm 2016, có tới 65 triệu người đã di dời bằng vũ lực, xung đột, chiến tranh.
Ngoài ra, việc di cư trong nước ở các nước như Trung Quốc cũng góp phần thay đổi động lực lao động và được dự báo sẽ tăng. Sự di chuyển của người dân và hoàn cảnh di cư của họ đã làm thay đổi tiềm năng kinh tế trong các quốc gia, đồng thời tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho các công ty đang tìm cách hỗ trợ nhân quyền trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là đối với một số vấn đề như người di cư dễ bị lạm dụng lao động do rào cản ngôn ngữ, thiếu mạng lưới chính thức và các biện pháp bảo vệ pháp lý bị hạn chế.
Việc thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng và khách hàng mục tiêu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng toàn cầu, thưa ông?
Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số đã cho phép mức độ cá nhân hóa cao trong tiếp thị và thiết kế sản phẩm, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế theo yêu cầu đang phát triển. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, người tiêu dùng đang chi gần 60 tỷ USD cho các dịch vụ theo yêu cầu như thị trường trực tuyến và vận tải. Những động lực này có khả năng thúc đẩy các công ty trong nhiều ngành công nghiệp tìm nguồn cung ứng tại chỗ và sản xuất thành phẩm để đến gần hơn với khách hàng cuối cùng.
Trong những năm tới, các mô hình kinh doanh tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu có thể không bị ràng buộc bởi những thách thức trực tiếp đối với độ bền vững của các hiệp định và chuẩn mực thương mại toàn cầu. Có những thay đổi cơ bản của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như tìm kiếm lại DN, hội nhập theo chiều dọc, tăng cường tìm nguồn cung ứng từ các khu vực địa lý mới, hội nhập thương mại toàn cầu... Dự báo đến năm 2025, nhiều chuỗi cung ứng có thể chuyển từ các luồng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu sang các mạng lưới nhà cung cấp quốc gia, tại khu vực và địa phương.
Xin cảm ơn ông!
Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/chuoi-cung-ung-thay-doi-trong-tuong-lai-109067.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.