Động lực tăng điểm suy yếu dần trong ngắn hạn

Càng về cuối phiên giao dịch ngày 4/6, áp lực bán càng gia tăng khiến đà tăng của thị trường thu hẹp dần. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index dừng ở mức 883,9 điểm; dù sụt điểm so với phiên sáng song vẫn tăng 2,73 điểm (0,31%). Khối lượng giao dịch đạt 431,121 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt 6.650 tỷ đồng. Toàn sàn có 209 mã tăng, 145 mã giảm giá.    
chung khoan dong luc tang diem suy yeu dan trong ngan han Chứng khoán chiều 4/6: Nhiều cổ phiếu midcap và penny tăng hết biên độ
chung khoan dong luc tang diem suy yeu dan trong ngan han Chứng khoán sáng 4/6: Sắc xanh chiếm lĩnh
chung khoan dong luc tang diem suy yeu dan trong ngan han
Bảng giá trên sàn HoSE ngày 4/6

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng 0,93 điểm (0,8%) lên 117,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 83,043 triệu đơn vị với giá trị giao dịch là 967 tỷ đồng. Toàn sàn có 93 mã tăng, 71 mã giảm và 59 mã đứng giá. Còn trên sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index vẫn giữ được mức 56,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 64,844 triệu đơn vị với giá trị 936 tỷ đồng. Toàn sàn có 122 mã tăng giá và 68 mã giảm giá.

Một số điểm nhấn đáng chú ý trong phiên là các cổ phiếu bluechips như VIC, HPG, MSN, VPB, FPT… đóng cửa trong sắc đỏ cùng sự đảo chiều của SAB, STB, BVH… đã tạo áp lực không nhỏ lên thị trường.

Bên cạnh đó, xu thế điều chỉnh của cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng như HPG, VCS, HT1, HSG… và các cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, PVB… cũng khiến thị trường chịu thêm nhiều áp lực.

Dù vậy, đà tăng của các cổ phiếu trụ cột ngành ngân hàng như VCB, CTG, BID… cùng với một số cổ phiếu large-cap như VNM, VRE, PLX, VJC… đã giúp VN-Index duy trì được sắc xanh đến hết phiên. Tác động tích cực nhất tới thị trường trong phiên hôm nay là cổ phiếu ngành chứng khoán khi SSI, HCM, VCI, VND, MBS… đều bứt phá mạnh mẽ, thậm chí SHS, FTS, CTS, BVS còn đóng cửa ở mức giá trần.

Tuy nhiên, giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ bán ròng 150 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 168 tỷ đồng trên HoSE và HNX và mua ròng khoảng 16 tỷ đồng tại UPCoM. Các cổ phiếu bị bán ròng là HPG, E1VFVN30, MSN, VIC, CII…

Phân tích diễn biến thị trường, các chuyên gia phân tích chứng khoán cho biết, chứng khoán châu Á duy trì sắc xanh dù có thời điểm đã đảo chiều trong phiên nhờ sự lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu sau khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Thị trường Việt Nam tiếp tục tăng điểm nhờ lực cầu giá cao vẫn được duy trì tốt trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, sự suy giảm của đà tăng về cuối phiên cho thấy áp lực bán đang có xu hướng gia tăng.

Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật về xu hướng như RSI, ROC… cho thấy, thị trường đã đi vào vùng quá mua cùng sự suy yếu của dòng tiền có thể khiến động lực tăng điểm của thị trường suy yếu dần trong ngắn hạn. Do vậy, dư địa tăng điểm của chỉ số ở thời điểm hiện tại không còn nhiều. Các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư không nên vội mua đuổi và duy trì vị thế quan sát ở thời điểm hiện tại.

Liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh, các hợp đồng phái sinh quay đầu giảm điểm trong phiên 4/6. Hợp đồng F2006 đóng cửa giảm 4 điểm xuống 815 điểm. Điểm basic mở rộng lên âm 8,77 điểm, cho thấy nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn. Thanh khoản hợp đồng này giảm 34,5% so với phiên ngày hôm trước. Càng về cuối phiên, áp lực giảm càng được mở rộng.

Các vị thế bán có xu hướng gia tăng khi hợp đồng này giao dịch sát ngưỡng 820 điểm. VN30 tạo cây nến hình búa ngược, kèm theo sự gia tăng về thanh khoản cho thấy bên bán đang có xu hướng áp đảo. Nhiều khả năng chỉ số này sẽ có biến động giằng co quanh ngưỡng 820 điểm trong một vài phiên tới. Nhà đầu tư có thể thực hiện trading hợp đồng F2006 với biên độ mỏng quanh vùng 820 điểm trong giai đoạn này.

Đường dẫn bài viết: https://tbnhnew.mastercms.vn/dong-luc-tang-diem-suy-yeu-dan-trong-ngan-han-102575.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2025 https://tbnhnew.mastercms.vn/ All right reserved.